Thương quyền vận tải hàng không

Các thương quyền vận tải hàng không là một bộ các quyền vận tải hàng không thương mại cấp cho các hãng hàng không của một quốc gia các đặc quyền được bay vào và hạ cánh tại một quốc gia khác, hình thành như là 1 kết quả của các bất đồng về mức độ tự do hóa hàng không trong Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế năm 1944, được gọi là Công ước Chicago. Hoa Kỳ trước đó đã kêu gọi một bộ các thương quyền hàng không riêng biệt tiêu chuẩn hóa có thể được đàm phán giữa các quốc gia, nhưng hầu hết các quốc gia khác có liên quan đã quan ngại rằng quy mô của các hãng hàng không Hoa Kỳ lúc đó sẽ chiếm hết ngành vận tải hàng không thế giới lúc đó nếu không có quy tắc nghiêm ngặt.Hội nghị đã thành công trong việc xây dựng một thỏa thuận đa phương, trong đó hai quyền tự do đầu tiên, được gọi là Hiệp định quá cảnh dịch vụ hàng không quốc tế (IASTA), hoặc "Hiệp định hai thương quyền", đã được mở cho tất cả các quốc gia ký kết. Tính đến giữa năm 2007, hiệp ước được chấp nhận bởi 129 quốc gia[1].Trong khi các quốc gia đồng ý rằng các thương quyền 3 đến 5 sẽ được đàm phán giữa các quốc gia, Hiệp định Vận tải hàng không quốc tế (hoặc "Hiệp định năm thương quyền") cũng đã mở ra cho các quốc gia ký kết, bao gồm 5 thương quyền đầu tiên.Một số "thương quyền" khác đã được thêm vào kể từ đó, mặc dù hầu hết thương quyền thêm vào này không chính thức được công nhận theo các điều ước quốc tế song phương, nhưng các thương quyền này đã được sự đồng ý của một số quốc gia. Ví dụ, hãng hàng không Aer Lingus có thương quyền 5 thông từ Manchester tới nhiều điểm đến châu Âu khác nhau trước khi tự do hóa Liên minh châu Âu và hãng Pan Am có các thương quyền thông qua Luân Đôn trong nhiều năm.